Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hôi miệng ở trẻ em

Trẻ bị hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu và có thể gặp ở bất kỳ ai, kể cả trẻ. Mặc dù không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng khi trẻ bị hôi miệng có thể ảnh hưởng đến sự tự tin và khả năng giao tiếp của trẻ. Đôi khi, hôi miệng ở trẻ em còn có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe cần được chú ý.

Đâu là nguyên nhân hôi miệng ở trẻ em

Người lớn cần tìm ra chính xác nguyên nhân hôi miệng ở trẻ em để có cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Sau đây là một vài nguyên nhân hôi miệng ở trẻ phổ biến mà phụ huynh cần biết đề có hướng giải quyết

Vệ sinh răng miệng kém

Không đánh răng thường xuyên: Trẻ em thường không tự giác trong việc đánh răng hàng ngày hoặc không biết cách đánh răng đúng cách. Việc không đánh răng đều đặn hoặc đánh răng qua loa, không đủ kỹ sẽ khiến thức ăn thừa và vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng sẽ gây ra mùi hôi.

Mảng bám, vôi răng tích tụ: Mảng bám là một lớp màng mềm mỏng bao phủ trên bề mặt răng, chứa vi khuẩn và các mảnh thức ăn nhỏ. Nếu không được loại bỏ, mảng bám sẽ cứng lại thành vôi răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi khó chịu.

Thức ăn thừa bám lại trên răng, lưỡi: Thức ăn còn sót lại trong khoang miệng, đặc biệt là trên răng và lưỡi, sẽ bị vi khuẩn phân hủy, tạo ra các hợp chất có mùi hôi. Đặc biệt, các loại thức ăn giàu protein như thịt, cá, sữa dễ bị phân hủy và gây ra mùi hôi hơn các loại thức ăn khác.

Đâu là nguyên nhân hôi miệng ở trẻ em

Bệnh lý về răng miệng

Sâu răng: Sâu răng là tình trạng phá hủy men và ngà răng do vi khuẩn trong mảng bám gây ra. Khi răng bị sâu, các lỗ hổng trên răng trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn và thức ăn thừa tích tụ sẽ làm trẻ bị hôi miệng.

Viêm lợi: Viêm lợi là tình trạng viêm nhiễm của nướu răng, thường do mảng bám tích tụ ở đường viền nướu. Vi khuẩn trong mảng bám tiết ra các chất độc hại gây viêm nhiễm, làm nướu sưng đỏ, chảy máu và có mùi hôi.

Viêm amidan: Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm ở amidan, hai hạch bạch huyết nằm ở phía sau họng. Khi amidan bị viêm, vi khuẩn và mủ có thể tích tụ trong các hốc nhỏ trên amidan, gây ra mùi hôi miệng.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh, viêm xoang, viêm họng có thể gây ra mùi hôi do sự phát triển của vi khuẩn và sự tích tụ của dịch nhầy trong đường hô hấp.

Mời bạn xem thêm về cách chăm sóc răng miệng cho bé để có hàm răng trắng sáng

Phòng ngừa khi trẻ bị hôi miêng

Trẻ bị hôi miệng là một vấn đề quan trọng mà các bậc cha mẹ cần chú ý. Hôi miệng có thể gây ra sự khó chịu cho trẻ và ảnh hưởng đến sự tự tin của chúng. Dưới đây là một số cách phòng ngừa khi bé bị hôi miệng

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Dạy trẻ cách đánh răng đúng bằng cách dùng bàn chải mềm, đánh nhẹ nhàng theo hướng tròn từ nướu đến răng. Hãy chắc chắn rằng trẻ đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sau bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ.

Phụ huynh nên chọn bàn chải có đầu nhỏ, lông mềm để không gây tổn thương nướu răng của trẻ. Đối với một số trẻ chưa biết nhổ kem đánh răng khi đánh thì loại kem đánh răng không chứa fluor sẽ an toàn hơn rất nhiều. Bởi Fluor có thể khiến cho men răng của các bé bị bào mòn.

Ngoài ra việc đánh răng thì chỉ nha khoa cũng giúp làm sạch các kẽ răng mà bàn chải không thể chạm tới, loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa. Ngoài ra, sử dụng nước súc miệng không chứa cồn dành riêng cho trẻ em sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và giữ cho hơi thở luôn thơm mát.

Phòng ngừa khi trẻ bị hôi miêng

Chế độ ăn uống

Đồ ngọt và thức ăn mềm, dính như kẹo, bánh quy, bánh ngọt dễ bị mắc kẹt trong kẽ răng và khó làm sạch, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra hôi miệng.

Việc cho trẻ ăn rau xanh và trái cây không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết mà còn giúp làm giảm hôi miệng ở trẻ em một cách tự nhiên. Các loại trái cây giòn như táo, lê có tác dụng chà xát và loại bỏ mảng bám trên răng.

Khám răng định kỳ

Khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng một lần giúp phát hiện sớm các vấn đề trẻ em bị hôi miệng và điều trị kịp thời. Nha sĩ có thể loại bỏ mảng bám, vôi răng và kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ.

Xử lý các bệnh lý kèm theo

Điều trị kịp thời các bệnh về răng miệng, đường hô hấp. Nếu trẻ bị sâu răng, viêm lợi, viêm amidan hay nhiễm trùng đường hô hấp trên, cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời. Điều trị dứt điểm các bệnh lý này sẽ giúp loại bỏ nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng.

Cách trị hôi miệng ở trẻ em tại nhà hiệu quả

Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị hôi miệng, ba mẹ cũng có thể áp dụng một số cách trị hôi miệng ở trẻ em bằng một số cách sau đây

Trong hầu hết các trường hợp hôi miệng của trẻ, việc vệ sinh răng miệng là biện pháp đơn giản và ít tốn kém nhất. Nếu bé sơ sinh bị hôi miệng, bố mẹ hãy cố gắng lau hoặc chải nướu vào bất kỳ răng nào của con sau mỗi lần bú và trước khi đi ngủ. Rơ lưỡi tránh làm con đau và không dùng kem đánh răng ở độ tuổi này.

Cách trị hôi miệng ở trẻ em tại nhà hiệu quả

Khi trải qua giai đoạn sơ sinh, cha mẹ hãy đánh răng ít nhất hai lần một ngày và lặp lại trước khi đi ngủ cho con. Cho đến khi trẻ được 2 tuổi, chỉ cần dùng một chấm kem đánh răng cỡ hạt gạo.

Ngoài ra các bậc phụ huynh cũng nên sử dụng xịt răng miệng cho bé. Đây là sản phẩm đến từ thương hiệu chăm sóc mẹ và bé uy tín đến từ Việt Nam với các mặt hàng được làm từ những thành phần thiên nhiên, an toàn cho bé và cả gia đình. Ngoài giúp bé giảm hôi miệng mà còn ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu hay còn hỗ trợ giảm đau khi trẻ nhỏ mới mọc răng.

Dấu hiệu trẻ bị hôi miệng mà cha mẹ cần phải biết

Phụ huynh nên quan tâm, quan sát con em của mình để nắm được tình khi trẻ bị hôi miệng. Và đây sẽ là những dấu hiệu chủ quan cũng như khách quan để bố mẹ có thể nhận biết rõ ràng về tình trạng sức khỏe răng miệng của con. Từ đó, sớm tìm ra được cách khắc phục hay điều trị kịp thời

Dấu hiệu chủ quan

  • Trẻ thường xuyên liếm môi, há miệng: Hành động này có thể là một phản xạ tự nhiên của trẻ để giảm bớt cảm giác khó chịu do mùi hôi miệng gây ra.
  • Trẻ tránh giao tiếp gần: Trẻ có thể cảm thấy tự ti về mùi hôi miệng và tránh tiếp xúc gần với người khác để tránh bị phát hiện và chế giễu.
  • Trẻ phàn nàn về mùi hôi trong miệng: Nếu trẻ thường xuyên phàn nàn về mùi hôi trong miệng, đó có thể là dấu hiệu rõ ràng của tình trạng hôi miệng.
Dấu hiệu trẻ bị hôi miệng mà cha mẹ cần phải biết

Dấu hiệu khách quan

  • Mùi hôi rõ rệt khi trẻ nói chuyện, thở: Mùi hôi miệng dễ dàng nhận thấy khi trẻ nói chuyện hoặc thở gần.
  • Lưỡi có màu trắng hoặc vàng: Lưỡi của trẻ có thể phủ một lớp màng màu trắng hoặc vàng, đây là mảng bám chứa vi khuẩn gây hôi miệng.
  • Răng có mảng bám, vôi răng: Mảng bám và vôi răng là nơi lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây ra mùi hôi khó chịu.

Trẻ bị hôi miệng là một vấn đề cần được các bậc phụ huynh chú ý và quan tâm đúng mức. Việc phòng ngừa và điều trị hôi miệng không chỉ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp mà còn bảo vệ sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể của trẻ.

Hãy luôn đảm bảo rằng trẻ được hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách, và được khám răng định kỳ. Vai trò của phụ huynh trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ là vô cùng quan trọng, vì vậy hãy dành thời gian và sự quan tâm để giúp trẻ có một hàm răng khỏe mạnh và hơi thở thơm mát.

3
Thông tin hữu ích
Mua online, giao hàng toàn quốc

Freeship khi mua từ 2 sản phẩm. Đặt hàng ngay!