Cách chữa rôm sảy ở trẻ nhanh chóng mà cha mẹ phải biết

Rôm sảy là một vấn đề da liễu phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rôm sảy đặc biệt xuất hiện vào những tháng hè nóng bức. Điều này không những khiến cho trẻ em cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy dẫn tới hay khóc mà còn mang đến cho các bậc phụ huynh nỗi lo lắng dành cho đứa con của mình.

Cách chữa rôm sảy nhanh chóng cho trẻ

Chính vì lẽ đó, hiểu rõ được những nguyên nhân, dấu hiệu rôm sảy ở trẻ là điều rất cần thiết với các bậc cha mẹ. Từ đó biết được cách phòng ngừa cũng như chữa khỏi rôm sảy cho trẻ một cách an toàn và hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn đến rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy, hay còn gọi là mụn nước, là hiện tượng da bị kích ứng do mồ hôi bị ứ đọng trong các tuyến mồ hôi. Điều này thường xảy ra khi trẻ nhỏ tiếp xúc với nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Các nguyên nhân chính gây ra rôm sảy bao gồm:
– Nhiệt độ cao: Khi trẻ tiếp xúc với môi trường nóng bức, cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi để làm mát. Nếu mồ hôi không thể thoát ra ngoài, nó sẽ bị giữ lại dưới da và gây ra rôm sảy. Từ đó dẫn đến da bị bít tức và rôm sảy.
– Độ ẩm cao: Độ ẩm cao cũng làm cho mồ hôi của trẻ khó bốc hơi, dẫn đến tình trạng mồ hôi ứ đọng và gây kích ứng da. Chính vì vậy, cha mẹ cần biết cách cân bằng những tác nhân ngoại cảnh cho con một cách hiệu quả và ổn định nhất để làn da mỏng manh của con không bị tổn thương từ nhiều tác động.

Trẻ mang quần áo dày và nóng

– Mặc quần áo quá dày: Việc mặc quần áo quá dày hoặc chật có thể làm cản trở quá trình thoát mồ hôi ở trẻ em. Vào mùa hè, trẻ mặc đồ sơ sinh không thấm hút mồ hôi hoặc đắp chăn bông thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ bị rôm sảy.
– Da nhạy cảm: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm hơn so với người lớn. Đó cũng là lý do khiến các bé dễ bị kích da hơn. Bên cạnh đó, các sản phẩm tắm gội cho trẻ hoặc nước giặt, nước xả chứa nhiều hóa chất như chất tạo mùi, chất tẩy rửa, chất bảo quản,… cũng dễ khiến làn da vốn đã nhạy cảm của trẻ bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, rôm sảy, …

Dấu hiệu rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy ở trẻ thường biểu hiện dưới dạng các mụn nhỏ màu đỏ hoặc hồng trên da. Các vùng da thường bị ảnh hưởng bao gồm cổ, vai, ngực, và các nếp gấp da như nách, bẹn. Một số dấu hiệu điển hình của rôm sảy gồm:

  • Xuất hiện các mụn nước nhỏ mọc thành đám, da bị mẩn đỏ.
  • Trẻ quấy khóc, ngứa, bứt rứt và khó chịu.
  • Trẻ ngứa, gãi nhiều gây trầy xước da, thậm chí là nhiễm khuẩn thành mụn mủ hay nhọt.
  • Rôm sảy chủ yếu gặp ở các vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như trán, vai, cổ, ngực và lưng.

Phòng ngừa rôm sảy cho các bé

  • Nơi ở của trẻ phải thoáng mát, thông gió, tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt.
  • Quần áo, tã lót thuộc vải sợi, mỏng, rộng rãi, thoáng mát và thấm mồ hôi.
  • Tắm rửa thường xuyên giúp cơ thể mát, làm sạch da, thông thoáng lỗ chân lông. Có thể sử dụng thuốc tím pha loãng, sữa tắm để tắm cho trẻ. Không dùng xà phòng hoặc sữa tắm có độ pH không phù hợp với làn da của bé.
  • Trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn nang lông, có mụn mủ, mụn to,… nên cần bôi cồn iod nhiều lần trong ngày.
  • Phòng ngừa rôm sảy bằng cách sử dụng vitamin C có thể giúp giảm bệnh và giảm tổn thương tuyến mồ hôi.
  • Cho trẻ uống đủ nước, các loại nước thanh nhiệt như nước sắn dây, nước sài đất, đậu đen…
Trẻ quấy khóc

Điều trị rôm sảy ở trẻ

Phương pháp dân gian

  • Lá trà xanh: Rửa sạch một nắm lá trà xanh tươi. Đun sôi lá trà xanh với khoảng 1 lít nước trong 5-10 phút. Pha loãng nước trà xanh với nước mát để tắm cho trẻ hàng ngày.
lá trà xanh giúp giảm rôm sảy ở trẻ
  • Lá trầu không: Rửa sạch lá trầu không, vò nát hoặc giã nhỏ. Đun sôi lá trầu không với nước trong khoảng 10 phút. Pha loãng nước lá trầu không với nước mát để tắm hoặc lau nhẹ lên da trẻ.
  • Dầu dừa: Sử dụng dầu dừa nguyên chất, thoa một lượng nhỏ lên vùng da bị rôm sảy của trẻ. Massage nhẹ nhàng để dầu dừa thẩm thấu vào da. Có thể thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Nha đam: Lấy phần gel bên trong lá nha đam. Thoa trực tiếp gel nha đam lên vùng da bị rôm sảy. Để gel khô tự nhiên trên da trẻ trong khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước mát.

Phương pháp khác

– Làm mát da: Mẹ nên tắm bằng nước ấm cho trẻ mỗi ngày để làm mát da. Ngoài ra, khi trời nóng oi bức, mẹ hãy sử dụng máy lọc không khí, quạt hoặc chườm đá cho trẻ.
– Dùng các sản phẩm tắm dịu cho bé: Mẹ hãy dùng bộ sản phẩm tắm gội dành riêng cho da nhạy cảm để bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh không trầm trọng hơn. Nếu mẹ vẫn đang còn loay hoay không biết phải chọn sản phẩm nào thì sữa tắm gội theCi với 100% thành phần từ thiên nhiên dịu nhẹ sẽ là lựa chọn uy tín cho mẹ và bé.

Điều trị rôm sảy ở trẻ

– Chọn nước giặt xả quần áo kỹ lưỡng: Những sản phẩm này phải có nguồn gốc rõ ràng và uy tín, được chiết xuất từ tự nhiên như cỏ, cây, hoa, lá, trái cây,… và không có hóa chất tẩy độc hại.

Dùng sữa tắm gội theCi cho trẻ

Thương hiệu

TheCi là một thương hiệu Việt Nam đã được rất nhiều gia đình tin dùng với các sản phẩm trước đó như: xịt đuổi muỗi và côn trùng theCi, thanh lăn muỗi đốt theCi và tinh dầu tràm gió theCi. Nổi tiếng là một thương hiệu an toàn, hiệu quả khi các sản phẩm đến từ theCi đều được làm từ những nhiên liệu lành tính, dịu nhẹ cho cả những làn da nhạy cảm nhất cho tất cả thành viên trong gia đình.

Xem thêm: Hiệu quả bất ngờ đến từ xịt đuổi muỗi và côn trùng theCi

Sữa tắm gội theCi

Sữa tắm gội theCi giảm rôm sảy ở trẻ
Sữa tắm gội theCi giảm rôm sảy ở trẻ

Sữa tắm gội theCi là một trong số sản phẩm của bộ chăm sóc cho bé đến từ thương hiệu theCi. Sữa tắm gội hàng ngày Baby Gentle Wash với công thức chứa thành phần tự nhiên và các dưỡng chất giúp:
+ Làm sạch da và tóc.
+ Cung cấp độ ẩm làm da bé mịn màng.
+ Làm tóc mềm mượt.
+ Giảm tình trạng rôm sảy, ngứa trên da bé.

Với một số thành phần như: Chất diện hoạt có nguồn gốc thực vật, chiết xuất Lô Hội, chiết xuất Cúc La Mã, chiết xuất Rau Má, chiết xuất Trà Xanh, dầu bơ cùng Vitamin E, Allantoin, HA, Panthenol và một số thành phần khác… đảm bảo mang lại một sữa tắm gội theCi có thể cung cấp độ ẩm, làm mềm da và tóc bé có thể sử dụng hàng ngày.

sữa tắm gội theCi

Đặc biệt, khi kết hợp với kem hăm theCi hoặc kem dưỡng da theCi, sữa tắm gội theCi cho bé cũng có thể phát huy hết khả năng hỗ trợ bé trong trường hợp viêm da, chàm sữa hay hăm tã.

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Mặc dù rôm sảy thường không nguy hiểm và có thể tự khỏi sau một thời gian, nhưng trong một số trường hợp, bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho bé::

  • Rôm sảy kéo dài: Nếu tình trạng rôm sảy ở trẻ kéo dài hơn một tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể biết được cụ thể tình trạng của da bé.
  • Da bị nhiễm trùng: Nếu da của trẻ bị sưng, đỏ, có mủ hoặc xuất hiện vết loét, có thể trẻ đã bị nhiễm trùng da và cần được điều trị kịp thời. Ngay lúc này, khoan hãy tự ý thoa thuốc theo ý mà không có sự chỉ dẫn của chuyên gia bác sĩ.
  • Trẻ có biểu hiện khó chịu: Nếu trẻ quấy khóc nhiều, không chịu ăn uống hoặc có dấu hiệu mệt mỏi, hãy đưa trẻ đi khám để loại trừ các nguyên nhân khác.
Khi nào nên đi khám bác sĩ cho trẻ bị rôm sảy

Kết luận

Rôm sảy vẫn luôn khiến làn da mỏng manh của các con chịu nhiều tổn thương. Dù vậy, cha mẹ nào cũng muốn nhìn thấy con luôn vui khoẻ. Sau những chia sẻ ở bài viết vừa rồi, mong là các bậc phụ huynh sẽ có được những phương pháp phù hợp nhất với trẻ. Từ đó, các con thân yêu sẽ luôn khỏe mạnh, cha me vui lòng.

 

3
Thông tin hữu ích
Mua online, giao hàng toàn quốc

Freeship khi mua từ 2 sản phẩm. Đặt hàng ngay!