Hăm tã luôn xảy ra ở các bé nhỏ tuổi và khiến các bé cảm thấy khó chịu, không khoẻ. Nhiều trường hợp hăm tã ở trẻ nặng phải đưa đến bác sĩ chữa trị. Nếu để lâu sẽ dẫn đến viêm nhiễm gây ra nhiều biến chứng cho da trẻ. Cha mẹ chắc chắn ai cũng muốn các con được thoải mái và khỏe mạnh nhất nên hăm tã ở trẻ luôn là nỗi lo của họ khi có con nhỏ.
Thấu hiểu được nỗi lòng của những người làm cha, làm mẹ đang có con nhỏ, ở bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra những nguyên nhân, dấu hiệu cũng như những cách phòng và trị hăm tã cho trẻ để không chỉ làm giảm đi nỗi lo của phụ huynh mà còn giúp các bé có được tình trạng sức khoẻ tốt nhất.
Nguyên nhân hăm tã ở trẻ
Việc hiểu rõ nguyên nhân gây hăm tã là bước quan trọng để phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây ra hăm tã ở trẻ.
1. Ma sát và cọ xát
Tã không vừa vặn hoặc quá chật có thể gây cọ xát vào da của trẻ, dẫn đến kích ứng và tổn thương da. Khi trẻ vận động, ma sát giữa tã và da càng tăng, làm gia tăng nguy cơ hăm tã ở trẻ. Đặc biệt, da trẻ luôn ẩm ướt do tiếp xúc liên tục với nước tiểu và phân, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Khi tã ẩm hoặc bẩn không được thay kịp thời, kết hợp với sự cọ xát với tả, da trẻ sẽ bị kích ứng và dễ bị hăm.
2. Phản ứng với sản phẩm chăm sóc da
Một số sản phẩm chăm sóc da như kem, phấn rôm hoặc khăn ướt có chứa hóa chất, hương liệu hoặc chất bảo quản có thể gây kích ứng da nhạy cảm của trẻ. Ngay cả những sản phẩm được quảng cáo là dành riêng cho trẻ sơ sinh cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số trẻ. Vì vậy, trước khi sử dụng sản phẩm nào cho con, cha mẹ nên tìm hiểu kĩ càng về xuất xứ, thành phần để bảo vệ con một cách toàn diện nhất.
3. Nhiễm khuẩn hoặc nấm
Môi trường ẩm ướt và ấm áp của tã là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển. Nhiễm nấm Candida là một nguyên nhân phổ biến gây hăm tã, đặc biệt khi trẻ đã sử dụng kháng sinh, làm thay đổi hệ vi sinh vật bình thường trên da.
4. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống của trẻ cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng hăm tã. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm hoặc thử các loại thực phẩm mới, phân của trẻ có thể thay đổi, làm tăng nguy cơ kích ứng da. Ngoài ra, một số loại thực phẩm như cà chua, cam, và các loại thực phẩm có tính axit cao có thể gây kích ứng da khi tiếp xúc. Hơn hết, da của trẻ em cũng rất mỏng manh, cha mẹ nên cẩn thận.
Dấu hiệu nhận biết hăm tã ở trẻ
Để khắc phục tình trạng hăm tã ở trẻ, phụ huynh cần biết được những dấu hiệu hăm xuất hiện trên da bé để sớm có được giải pháp tốt nhất. Một số dấu hiệu hăm tã ở trẻ có thể dễ thấy là:
- Da đỏ và viêm: Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của hăm tã là vùng da tiếp xúc với tã trở nên đỏ và viêm. Vùng da bị ảnh hưởng thường là mông, đùi và bộ phận sinh dục. Sự đỏ ửng có thể lan rộng hoặc khu trú ở một vùng nhỏ.
- Phát ban: Xuất hiện các vết phát ban nhỏ màu đỏ hoặc hồng trên da. Những vết phát ban này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Phát ban thường xuất hiện dưới dạng các đốm nhỏ, sần hoặc mụn nước li ti.
- Da sưng và nóng: Vùng da bị hăm tã của bé có thể sưng và nóng khi chạm vào, cho thấy da đang bị viêm nhiễm. Sự sưng tấy thường đi kèm với cảm giác đau rát, khiến trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc.
- Da khô và bong tróc: Da bị hăm tã của trẻ thường trở nên khô và bong tróc. Vùng da này có thể nứt nẻ và tạo ra những vết rạn nhỏ, làm cho trẻ cảm thấy đau đớn mỗi khi tiếp xúc hoặc vận động.
- Ngứa và khó chịu: Trẻ bị hăm tã thường cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Trẻ có thể liên tục quấy khóc, ngủ không yên và thậm chí cố gắng gãi hoặc cọ xát vùng da bị hăm.Xuất hiện mủ hoặc chảy dịch: Trong trường hợp hăm tã nghiêm trọng, vùng da bị tổn thương có thể chảy dịch hoặc xuất hiện mủ. Đây là dấu hiệu cho thấy da bị nhiễm trùng và cần được điều trị y tế ngay lập tức.
- Thay đổi tâm trạng và hành vi của trẻ: Trẻ bị hăm tã thường có tâm trạng và hành vi thay đổi. Trẻ có thể trở nên cáu kỉnh, khóc nhiều hơn bình thường và từ chối ăn uống. Sự khó chịu do hăm tã có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Cách phòng ngừa hăm tã ở trẻ
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để các con tránh gặp phải hăm tã hoặc những tình trạng viêm nhiễm khác ở da, phụ huynh nên biết cách phòng ngừa hăm tã. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:
– Thay tã thường xuyên: Thay tã ngay khi bị ướt hoặc bẩn để giữ cho vùng da luôn khô ráo.
– Sử dụng tã thoáng khí: Chọn tã có chất liệu thoáng khí và vừa vặn để giảm cọ xát và giữ cho da khô ráo.
– Vệ sinh đúng cách: Rửa sạch vùng da bằng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng sau mỗi lần thay tã. Tránh sử dụng xà phòng có chất tẩy mạnh.– Sử dụng kem chống hăm: Bôi kem chống hăm có chứa kẽm oxit hoặc các thành phần tự nhiên giúp bảo vệ da khỏi kích ứng.
Cho da “thở”: Thỉnh thoảng để trẻ không mặc tã trong thời gian thích hợp để vùng da của bé được “thở” và khô thoáng.
Điều trị hiệu quả hăm tã ở trẻ
Nếu trẻ bị hăm tã, các bậc cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị như sau:
– Vệ sinh nhẹ nhàng: Ở những nơi mà các con bị hăm tã, cha mẹ nên rửa sạch bằng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng. Bởi da của bé lúc này đang trong tình trạng sưng tấy, mẩn đỏ hoặc có thể là mụn mủ… Việc vệ sinh nhẹ nhàng sẽ không làm các bé bị tổn thương nhiều hơn.
– Sử dụng kem hăm: Bôi kem hăm sau mỗi lần thay tã để giảm viêm và tạo lớp bảo vệ cho da bé.
Tuy nhiên, không phải loại kem hăm nào cũng sẽ phù hợp với tình trạng da của các bé. Phụ huynh nên chọn những sản phẩm được làm từ thành phần dịu nhẹ, an toàn để không gây kích ứng cho con.
Khuyến khích cha mẹ sử dụng kem hăm theCi cho bé. Thương hiệu uy tín đến từ Việt Nam, thành phần lành tính được công khai minh bạch với người dùng. Giá cả cũng rất vừa túi. Kem hăm theCi chắc chắn sẽ là người bạn cùng các con vượt qua hăm tã một cách nhẹ nhàng.
– Thay tã thường xuyên: Đảm bảo thay tã ngay khi bị ướt hoặc bẩn.
Tránh các sản phẩm gây kích ứng: Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa hương liệu, hóa chất mạnh hay chứa các thành phần gây hại cho da trẻ.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu tình trạng hăm tã ở trẻ trở nên nặng hơn, vết hăm lan rộng và khó lành, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Hiểu rõ kem hăm theCi: Sự lựa chọn tốt cho trẻ
- Thương hiệu: TheCi
- Xuất xứ: Việt Nam
- Thành phần: Zinc Oxide 25%, Dầu mù u, dầu bơ, Vitamin A/D/E, vaseline, bơ hạt mỡ, …
- Công dụng: Làm dịu da khi bị hăm tã, viêm da, mụn nhọt, mẩn ngứa,… cho làn da mềm mại. Góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi da, giúp da khỏe mạnh.
- Dung tích: 25g / tuýp
Xem thêm: Kem hăm theCi: Hiệu quả sau lần sử dụng đầu tiên cho bé
Kết luận
Hăm tã ở trẻ không chỉ là một vấn đề thường gặp mà còn là một thử thách đối với các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, với kiến thức về nguyên nhân và dấu hiệu của hăm tã, việc phòng ngừa và điều trị trở nên đơn giản hơn.
Những chia sẻ trên đây mong là sẽ giúp được phần nào các bậc phụ huynh có được giải pháp tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ cho đứa con bé bỏng của mình.