Hăm tã là một trong những vấn đề da phổ biến nhất mà các bé phải đối mặt trong những năm tháng đầu đời. Vì vậy, các bậc phụ huynh sẽ rất mong muốn có được sản phẩm nào đó giúp các con cải thiện được tình trạng này. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc, hay một vài sản phẩm chứa thành phần gây kích ứng cho da bé. Điều này khiến việc chọn sản phẩm cho bé trở nên khó khăn hơn.
Hiểu được những vấn đề trên, thương hiệu TheCi cho ra sản phẩm kem hăm theCi dành cho bé, được đánh giá là có hiệu quả sau lần sử dụng đầu tiên. Vậy, đây phải chăng là sản phẩm mà các bậc phụ huynh đang tìm kiếm.
Những dấu hiệu cho thấy bé bị hăm tã
Hăm tã là một vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nhận biết sớm các dấu hiệu của hăm tã sẽ giúp bạn kịp thời điều trị và ngăn ngừa tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp cho thấy bé bị hăm tã:
- Vùng da đỏ: Da ở vùng mặc tã như mông, đùi, và vùng kín của bé, bị đỏ ửng. Đôi khi màu đỏ có thể lan rộng ra ngoài vùng mặc tã.
- Sưng tấy: Vùng da bị đỏ của bé thường kèm theo sưng tấy. Chính vì vậy, khi bị hăm, bé sẽ cảm giác khó chịu.
- Phát ban: Những nốt phát ban nhỏ, màu đỏ có thể xuất hiện trên vùng da bị hăm của bé.
- Mụn nhỏ: Đôi khi, mụn nhỏ chứa mủ hoặc nốt trắng cũng có thể hình thành khi bé bắt đầu bị hăm.
- Bong tróc: Lớp da ngoài cùng của bé có thể bị bong tróc, để lộ lớp da mới dưới dạng những vết nứt nẻ nhỏ.
- Nứt nẻ: Các vết nứt nhỏ xuất hiện, gây đau đớn và khó chịu cho bé.
- Khóc nhiều: Bé có thể khóc nhiều hơn bình thường, đặc biệt là khi thay tã hoặc khi tiếp xúc với nước tiểu và phân.Vì vậy, phụ huynh nên chú ý quan sát bé nhiều hơn.
- Khó chịu khi thay tã: Bé có thể biểu hiện khó chịu rõ rệt khi bạn thay tã, do cảm giác đau rát ở vùng da bị hăm.
- Mất Ngủ: Do cảm giác khó chịu và đau ở những vết da bị sưng tấy hay bong tróc, bé có thể khó ngủ hoặc thức dậy nhiều lần trong đêm.
- Mùi Khó Chịu: Vùng da bị hăm có thể phát ra mùi khó chịu do nhiễm khuẩn hoặc viêm nhiễm. Cha mẹ nên vệ sinh kỹ cho bé để không để vết hăm trở nên nặng hơn.
Nguyên nhân gây ra hăm ở bé
Hăm tã có thể do một số nguyên nhân, bao gồm:
– Da trẻ bị kích ứng từ phân và nước tiểu: tiếp xúc lâu với nước tiểu hoặc phân có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ. Từ đó, trẻ có thể dễ bị hăm tã hơn nếu trẻ bị tiêu chảy vì phân dễ gây kích ứng hơn so với nước tiểu.
Sự ma sát do tã hoặc quần áo chật chội lên da có thể dẫn hăm tã.
– Dị ứng với một chất nào đó: da của bé có thể phản ứng với khăn lau, với vật liệu của tã hoặc chất tẩy rửa, thuốc tẩy hoặc chất làm mềm vải được sử dụng để giặt tã vải.
– Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm: khu vực được bao phủ bởi tã như mông, đùi và bộ phận sinh dục đặc biệt dễ bị tổn thương vì vùng này thường ấm và ẩm, là nơi sinh sản hoàn hảo của vi khuẩn và nấm men.
– Trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, thành phần trong phân của trẻ sẽ thay đổi: điều này làm tăng khả năng bị hăm tã. Những thay đổi trong chế độ ăn của bé cũng có thể làm tăng số lần đi phân, có thể dẫn đến hăm tã. Nếu trẻ bú sữa mẹ, trẻ có thể bị hăm tã do phản ứng với thức ăn mà người mẹ đã ăn.
– Da nhạy cảm: trẻ có tiền sử mắc các bệnh về da, chẳng hạn như viêm da dị ứng hoặc viêm da tiết bã (chàm) có thể dễ bị hăm tã hơn. Tuy nhiên, vùng da bị kích ứng của bệnh viêm da dị ứng và chàm chủ yếu ảnh hưởng đến các vùng khác ngoài vùng quấn tã.
– Sử dụng thuốc kháng sinh: thuốc kháng sinh tiêu diệt cả các lợi khuẩn có lợi cho da của bé. Sử dụng kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Trẻ bú mẹ có mẹ dùng thuốc kháng sinh cũng có nguy cơ bị hăm tã cao hơn.
Chọn kem hăm cho bé như thế nào?
Khi bôi lên da bé, kem chống hăm sẽ tạo thành một lớp màng bảo vệ và cách ly da bé với các chất thải bẩn cũng như tác động từ môi trường bên ngoài. Nhờ vậy, da bé sẽ không bị kích ứng nên triệu chứng hăm tã cũng giảm hẳn. Một số loại kem chống hăm còn chứa thành phần đặc biệt giúp tái tạo phần da bị tổn thương, tạo điều kiện phục hồi cho da tốt hơn.
Khi chọn kem chống hăm cho trẻ, mẹ lưu ý một vài tiêu chí sau đây nhé!
– Kem không chứa hoá chất độc hại, chất tạo mùi: Hương liệu và các loại hoá chất có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ em. Vì vậy, mẹ nên tránh các loại kem có chất bảo quản, thành phần tạo màu, tạo mùi… Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý những loại kem chống hăm chứa thành phần corticoid chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ thôi nhé!
– Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh dễ rửa: Các loại kem đặc, dính lâu trên da khi lau rửa vệ sinh thường sẽ phải dùng sức nhiều hơn, dẫn đến cọ xát, kích ứng làn da bé. Mẹ nên chọn loại kem dễ thoa, dễ rửa, không làm trầy xước da.
– Kem có thành phần dưỡng ẩm: Bé bị hăm tã da sẽ khô và dễ bong tróc hơn. Chọn những loại kem chống hăm có thành phần dưỡng ẩm sẽ giúp duy trì độ ẩm cần thiết trên da bé sơ sinh, thúc đẩy quá trình tái tạo da tốt hơn.
– Chọn thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng: Phụ huynh nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm kem hăm của những thương hiệu uy tín, minh bạch, rõ ràng cả về thương hiệu lẫn thành phần có trong sản phẩm.
Kem hăm theCi lành tính, an toàn
Thương hiệu theCi
TheCi là thương hiệu uy tín đến từ Việt Nam. Được người dùng biết đến và tin tưởng trước đó với sản phẩm tiêu biểu là xịt muỗi và côn trùng cho bé và gia đình, thanh lăn muỗi đốt, tinh dầu tràm gió. Với sự quan tâm đến sức khỏe cũng như thấu hiểu được những vấn đề mà trẻ nhỏ đang gặp phải, theCi đã ra sức nghiên cứu và cho ra các sản phẩm dành riêng cho bé như: kem đánh răng theCi, sữa tắm gội theCi, kem dưỡng da bé theCi và cả kem hăm theCi.
TheCi là thương hiệu không ngại không khai rõ ràng với người dùng về thành phần và những tính chất đặc trưng có trong từng sản phẩm. Nổi tiếng với những sản phẩm được làm từ những thành phần có trong thiên nhiên, an toàn và dịu nhẹ. Chính vì vậy, theCi luôn được đón nhận một cách rất tích cực vì những trải nghiệm rất tốt trước đó, trong đó cũng phải kể đến kem hăm theCi.
Thành phần và công dụng kem hăm theCi
Từ những thành phần lành tính có trong kem hăm theCi như: ZinC Oxide 25%, Dầu bơ, Dầu mù u, Bơ hạt mỡ cùng các Vitamin A, D, E và những thành phần an toàn như Vaseline, Lanolin, Panthenol… Kem hăm theCi càng sẽ giúp làn da mỏng manh, nhạy cảm của các con được làm dịu da khi bị hăm tã, viêm da, mụn nhọt, mẩn ngứa,… cho làn da mềm mại. Góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi da, giúp làm khô vết thương nhanh chóng, cho làn da khỏe mạnh. Hơn nữa, các Vitamin có trong kem hăm sẽ giúp chống lại các gốc tự do, giúp làn da khỏe mạnh, hạn chế gặp các vấn đề về da cho trẻ.
Bôi kem hăm đúng cách cho bé
1. Chuẩn bị trước khi bôi kem hăm
– Rửa tay sạch: Trước khi bôi kem hăm, phụ huynh hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm để đảm bảo không có vi khuẩn hay bụi bẩn tiếp xúc với da bé.
– Chuẩn bị đồ dùng: Chuẩn bị sẵn kem hăm, khăn mềm, nước ấm và tã sạch để quá trình thay tã và bôi kem diễn ra thuận lợi.
2. Làm sạch vùng da bị hăm
– Tháo tã cũ: Tháo tã cũ ra khỏi bé một cách nhẹ nhàng.
– Làm sạch da: Cha, mẹ sử dụng khăn mềm hoặc bông tắm thấm nước ấm để nhẹ nhàng rửa sạch vùng da bị hăm. Đảm bảo rửa sạch mọi vết bẩn và nước tiểu còn sót lại trên da cho con.
– Lau khô da: Sử dụng khăn mềm lau khô vùng da vừa được làm sạch. Hãy nhẹ nhàng thấm khô, tránh cọ xát mạnh làm tổn thương da bé.
3. Bôi kem hăm đúng cách
– Lấy lượng kem vừa đủ: Lấy một lượng kem hăm vừa đủ, tùy thuộc vào diện tích vùng da bị hăm của bé. Thông thường, một lớp kem mỏng là đủ để bảo vệ và làm dịu da. Vì làn da trẻ rất mỏng manh, việc dùng lượng kem quá dày không những không có kết quả tốt mà còn gây bí da hơn.
– Thoa kem nhẹ nhàng: Dùng ngón tay thoa kem lên vùng da bị hăm. Cha, mẹ nhớ hãy thoa nhẹ nhàng và đều tay, đảm bảo kem phủ đều toàn bộ vùng da cần điều trị của con nhé!
– Massage nhẹ: Massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu vào da bé. Điều này giúp kem phát huy tối đa tác dụng bảo vệ và làm dịu da hơn.
4. Thay tã mới
– Sử dụng tã sạch: Sau khi thoa kem hăm, đợi vài phút để kem thẩm thấu hoàn toàn vào da bé. Sau lúc này, phụ huynh có thể dùng tã sạch thay cho bé.
– Chọn tã thoáng khí: Lựa chọn tã thoáng khí, có khả năng thấm hút tốt để giữ cho da bé luôn khô ráo.
5. Lặp lại quy trình sau mỗi lần thay tã
– Thường xuyên thay tã: Để ngăn ngừa và điều trị hăm tã hiệu quả, bậc phụ huynh nhớ hãy thay tã cho bé thường xuyên, đặc biệt là sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện để vùng da dễ bị hăm của bé được thông thoáng, sạch sẽ và tránh tình trạng hăm nhất có thể nhé!
– Bôi kem đều đặn: Thoa kem hăm sau mỗi lần thay tã để duy trì lớp bảo vệ trên da bé, giúp ngăn ngừa sự tái phát của hăm tã.