Đa số bảng thành phần của các loại sản phẩm chống muỗi và côn trùng hiện nay đều có chứa hợp chất DEET. Nhiều người thắc mắc không biết DEET là gì, DEET có tác dụng gì trong việc đuổi muỗi, và hơn hơn hết là DEET có an toàn với trẻ nhỏ hay không?
Cùng tìm hiểu thêm về hợp chất này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Hợp chất DEET là gì?
DEET là tên viết tắt của hợp chất N,N – Diethyl – meta- toluamide hay còn gọi là Diethyltoluamide. Hợp chất DEET thường được sử dụng là thành phần chính trong các sản phẩm chống/diệt muỗi và côn trùng.
DEET có khả năng gây ức chế hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine (loại emzim đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cơ bắp của côn trùng và động vật có vú) khiến cho acetylcholine tích tụ quá nhiều ở các khe khớp thần kinh, gây nên tê liệt thần kinh và tử vong do ngạt thở.
2. Tác dụng của hợp chất DEET trong việc chống muỗi và côn trùng
DEET có thể sử dụng trực tiếp lên da và tùy theo nồng độ thì hợp chất này sẽ có khả năng chống muỗi và côn trùng khác nhau. Ví dụ:
- Nồng độ 20-34%: Khả năng chống muỗi kéo dài 3-6h
- Nồng độ 100%: Khả năng chống muỗi lên tới 12h
Tuy nhiên theo những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London thì một số loài muỗi nguy hiểm lan truyền bệnh đang kháng và nhờn DEET, do đó hiệu quả chống muỗi của DEET không còn cao như trước đó. Một số loại muỗi đã kháng DEET trong nghiên cứu đó là: muỗi Aedes aegypti, muỗi Aedes albopictus (muỗi Vằn truyền bệnh Sốt xuất huyết), và truyền virus Zika,…
3. Hợp chất DEET có an toàn với trẻ nhỏ không?
Trước đây, hợp chất DEET thường được Mỹ sử dụng trong quân đội với vai trò như một vũ khí hóa học. Hiện nay, việc sử dụng DEET trong các sản phẩm chống muỗi và côn trùng cũng sẽ có những nguy hiểm nhất định.
Cụ thể là các chuyên gia Y tế đã lên tiếng cảnh báo về độc tính của DEET và ảnh hưởng tiềm tàng của nó đối với sức khỏe của người dùng, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Mohamed Abou-Donia, trường đại học Duke: Khi sử dụng DEET thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến mắt, làm ngất ngủ, khiến tâm trạng thất thường. Thậm chí còn có khả năng làm tổn thương đến các tế bào thần kinh, dẫn đến các chứng động kinh, suy giảm nhận thức.
Những tình trạng này có nguy cơ xảy ra ở trẻ em cao hơn vì làn da của trẻ rất nhạy cảm, hệ thần kinh và não bộ lại đang trong quá trình phát triển nên rất hấp thu và chịu ảnh hưởng từ DEET.
Theo thông tin của Tổ chức Tài trợ nghiên cứu y tế quốc tế (Health Research Funding) thì DEET còn gây nên các kích ứng da, co giật, nói lắp, lú lẫn. Hợp chất này cũng tác động tới hệ hô hấp, gây nên tình trạng khó thở. Việc thường xuyên tiếp xúc và tiếp xúc lâu dài với DEET có thể gây ra các tổn thương của chức năng não, đặc biệt là ở trẻ em. Đặc biệt những tác hại của phơi nhiễm DEET có thể trầm trọng hơn khi hoá chất nguy hiểm này kết hợp với một số hóa chất có trong các loại thuốc khác, nhất là với các loại kem chống nắng.
Vấn đề nghiêm trọng nhất đó là, những ảnh hưởng của DEET đối với sức khỏe con người sẽ không thấy được ngay lập tức. Tất cả các triệu chứng chỉ có thể thấy được sau nhiều tháng hoặc nhiều năm.
4. Những lưu ý khi sử dụng các sản phẩm chống muỗi chứa DEET cho trẻ nhỏ
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Canada, các sản phẩm chống muỗi chứa DEET khi sử dụng cho trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 12 thì nồng độ cho phép là 10% hoặc ít hơn và với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì tuyệt đối không dùng. Đồng thời các nhà khoa học cũng khuyến nghị người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm chống muỗi có chứa các thành phần tự nhiên như P-menthane-3,8-diol (có trong tinh dầu bạch đàn chanh).
Các lưu ý khi sử dụng sản phẩm chứa DEET cho trẻ nhỏ:
- Với trẻ từ 2 – 12 tuổi, chỉ sử dụng sản phẩm có chứa nồng độ DEET dưới 10%. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì tuyệt đối không dùng.
- Nồng độ DEET càng cao thì thời gian đuổi muỗi càng dài. Nếu không quá cần thiết thì ưu tiên sử dụng các sản phẩm có nồng độ thấp nhất có thể.
- Khi sử dụng trên trực tiếp lên da cần tránh các vùng như da mặt, vùng kín, các vết thương hở hoặc các vùng da đang bị mẫn cảm.
- Không sử dụng trên bàn tay của trẻ, tránh việc trẻ vô thức ngậm tay, dụi mắt hay dính vào đồ ăn khi trẻ cầm, nắm,… Khi xịt cũng chú ý không để dung dịch dính vào vùng tai, mũi, miệng của trẻ.
- Luôn xem nồng độ DEET trên bao bì sản phẩm trước khi chọn mua hoặc dùng sản phẩm.
- Không sử dụng kem chống nắng có chứa DEET hay sử dụng kem chống nắng cũng lúc với sản phẩm chống muỗi có chứa DEET
- Luôn giặt quần áo, tắm rửa sạch sẽ cho trẻ cùng với sữa tắm (xà phòng) khi không cần chống muỗi nữa.
>> Xem thêm: Mách mẹ 5 cách chống muỗi cho bé an toàn và hiệu quả
5. Một số ảnh hưởng khác của hợp chất DEET đối với môi trường
Bên cạnh những tác hại đối với sức khỏe của con người thì DEET cũng gây nên những tác động xấu tới môi trường như:
- Trong khi diệt muỗi thì DEET cũng làm tổn thương tới các loài côn trùng có khả năng diệt muỗi khác làm mất cân bằng hệ sinh thái.
- DEET khi rò rỉ hay thông qua nước thải di chuyển vào môi trường nước cũng giết chết các loài cá nước ngọt (nghiên cứu cho thấy hợp chất DEET giết chết một nửa số cá hoặc côn trùng lớn hơn khoảng 75.000 lần so với nồng độ cao nhất được tìm thấy trong nước thải hoặc suối).
Kết luận:
Thông qua bài viết này bạn đã có thể hiểu được hợp chất DEET là gì, tác dụng chống muỗi ra sao và nguy hiểm với sức khỏe như nào. Hy vọng bạn sẽ có thể tìm được cho mình những giải pháp phù hợp nhất để chống muỗi, bảo vệ bản thân và gia đình trước những căn bệnh nguy hiểm do muỗi lan truyền.