SỐT XUẤT HUYẾT – TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Sốt xuất huyết là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, nó có thể bùng dịch bất cứ lúc nào đặc biệt là vào mùa mưa. Ở Việt Nam đã ghi nhận 361.813 ca mắc và hơn 133 ca tử vong. Vậy sốt xuất huyết sẽ có triệu chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh sốt xuất huyết và các triệu chứng thường gặp

Sốt xuất huyết hay còn được gọi là sốt Dengue là do một loại virus Dengue gây ra. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng nó sẽ không lây từ người này qua người khác một cách trực tiếp. Triệu chứng của sốt xuất huyết chủ yếu là sốt cao, ở trẻ em và người lớn sẽ có những triệu chứng khác nhau.

1.1. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Theo chuyên gia, sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ có nhiều dạng khác nhau và diễn biến khá phức tạp qua ba giai đoạn Sốt, Nguy hiểm và Phục hồi

1.1.1. Giai đoạn sốt 

Ở giai đoạn đầu khi bệnh khởi phát, triệu chứng đặc trưng nhất là sốt cao liên tục và đột ngột từ 2 – 5 ngày. Bên cạnh đó sẽ kèm theo các dấu hiệu sau : 

  • Sốt cao không giảm từ 39 – 40 độ C 
  • Đau đầu, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi và đau rát họng.
  • Đau nhức khắp người, cảm thấy chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Da xung huyết : có chấm xuất huyết dưới da, phát ban, nổi mẩn, chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng.

Giai đoạn này có khá nhiều điểm giống cảm cúm thông thường, khiến bố mẹ lầm tưởng và chủ quan nên tự ý điều trị cho con làm cho bệnh tiến triển nặng hơn. 

 

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Cha mẹ không nên chủ quan với các triệu chứng khác thường của con trong mùa dịch sốt xuất huyết

1.1.2. Giai đoạn nguy hiểm 

Tiếp nối sau giai đoạn đầu thì sẽ đến giai đoạn nguy hiểm nhất thường rơi vào ngày thứ 3 – 7 kể từ khi mắc bệnh. Lúc này trẻ sẽ hết sốt hoặc chỉ sốt nhẹ, có dấu hiệu tăng thấm thành mạch gây biểu hiện thoát huyết tương.

Nếu tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn tới sốc và có những biểu hiện như: 

  • Bứt rứt, vật vã, lờ đờ, mệt mỏi; 
  • Da lạnh ẩm, đầu chi lạnh; 
  • Mạch nhanh nhỏ; huyết áp kẹt hoặc huyết áp tâm trương tăng/ tâm thu giảm; 
  • Tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp người bệnh; 
  • Ít đi tiểu; xuất huyết nhiều dưới da hoặc xuất huyết nội tạng; đau bụng; hay khát nước; chướng bụng do thoát huyết tương.

Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở giai đoạn này như: xuất huyết nghiêm trọng (dạ dày, não), viêm gan, viêm cơ tim, viêm não, trụy tim, tổn thương các cơ quan nội tạng.

Lưu ý : Theo chuyên gia, ở trẻ em, không nhất thiết cứ phải xuất huyết mới là mắc Sốt xuất huyết. Vì vậy, dù không có triệu chứng xuất huyết nào thì bệnh vẫn có thể tới giai đoạn nguy hiểm, khiến bé tử vong nếu không phát hiện kịp thời.

1.1.3. Giai đoạn phục hồi 

Sau giai đoạn nguy hiểm từ 2-3 ngày sẽ đến quá trình phục hồi. Lúc này, tình trạng của trẻ sẽ tốt lên nhiều, không còn các triệu chứng bệnh nữa và thường có cảm giác thèm ăn, tiểu nhiều hơn. 

 

1.2. Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn

Khi bị virus gây bệnh tấn công, người bệnh sẽ gặp phải 1 trong 2 trường hợp là sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài hoặc xuất huyết nội tạng.

1.2.1 Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn thể nhẹ không biến chứng

Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình như sốt cao đột ngột từ 2-7 ngày và không có biến chứng. Bên cạnh đó, còn một số triệu chứng khác bao gồm : 

  • Đau mỏi người, đau khớp và cơ
  • Đau nhức đầu, buồn nôn, chán ăn 
  • Phát ban, xuất huyết dưới da
  • Đau phía sau mắt

Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn

Xuất huyết dưới da là một triệu chứng điển hình ở người lớn khi bị sốt xuất huyết

1.2.2 Dạng sốt xuất huyết ở người lớn thể nặng (xuất huyết nội tạng)

Ở thể nặng, người bệnh có thể bị xuất huyết não hoặc xuất huyết đường tiêu hóa. 

  • Xuất huyết đường tiêu hóa sẽ có những biểu hiện như đau đầu bình thường và sốt nhẹ, không phát ban. Sau đó khoảng 2 ngày, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu, phân sẫm màu, xuất hiện các chấm xuất huyết trên da, người mệt mỏi, xanh xao, tụt huyết áp… 
  • Còn trường hợp xuất huyết não, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn khi đứng và đi bộ đúng cách do huyết áp giảm đột ngột. Sau đó, bệnh nhân sẽ bị nhức đầu nghiêm trọng thậm chí là liệt chân, tay hoặc liệt nửa người và sau đó bị hôn mê, dẫn đến tử vong.

1.2.3. Triệu chứng sốc sốt xuất huyết Dengue

Ở dạng bệnh này sẽ bao gồm tất cả các triệu chứng ở thể nhẹ cộng thêm thoát huyết tương, xuất huyết, suy đa tạng với một số biểu hiện sau : 

  • Mệt mỏi, vật vã, li bì, da lạnh ẩm
  • Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, đi tiểu ra máu
  • Huyết áp kẹt, huyết áp thấp  
  • Xuất huyết dưới da: chấm xuất huyết hoặc nốt xuất huyết xuất hiện rải rác, thường là ở mặt trong hai cánh tay và mặt trước hai cẳng chân, mạng sườn, bụng, đùi hoặc mảng bầm tím.

Đây là trường hợp bệnh vô cùng nguy hiểm xảy ra ở cả trẻ em và người lớn gây tử vong nhanh chóng. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu sốt xuất huyết thể nhẹ, chúng ta cần đi khám ngay để bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

2. Sốt xuất huyết nên ăn gì?

Khi bị sốt xuất huyết thường sẽ cảm thấy chán ăn, buồn nôn, đắng miệng khiến cho cơ thể ngày càng suy nhược. Vì vậy, chế độ ăn uống trở nên đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi bệnh. Sau đây là một số thực phẩm mà bác sĩ khuyên sử dụng cho người bị sốt xuất huyết : 

– Bổ sung nước:

Khi bị sốt, người bệnh bị mất nước nghiêm trọng nên việc bổ sung nước là điều vô cùng quan trọng.

Có thể uống thêm các loại nước hoa quả như nước ép cam, bưởi và nước dừa, chanh, kiwi. Đây là những hoa quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho người bị sốt xuất huyết. Nó không những có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng mà còn kích thích vị giác giúp bệnh nhanh khỏi.

 

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì?

Ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, bổ sung các loại trái cây, nước ép giàu Vitamin C giúp nâng cao miễn dịch, tăng sức đề kháng

– Ăn cháo, súp:

Người bệnh sốt xuất huyết thường sẽ cảm thấy buồn nôn, chán ăn thì cháo hoặc súp là sự lựa chọn hoàn hảo vì nó ở dạng lỏng dễ nuốt dễ tiêu hóa. Cháo, súp giúp bổ sung thêm nước vào cơ thể, giúp người bệnh có thêm nhiều năng lượng hơn.

Bạn nên chọn các loại cháo thịt, cá để bổ sung chất đạm hoặc kết hợp thêm một số rau củ như bí đỏ,… 

– Rau xanh:

Rau xanh cung cấp các chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết, giúp cải thiện khả năng miễn dịch, rút ngắn thời gian phục hồi sau bệnh sốt xuất huyết. Các loại rau được chuyên gia khuyên dùng như bông cải xanh, súp lơ,…

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì?

Có thể kết hợp các thực phẩm giàu đạm vào cháo, súp giúp cơ thể đầy đủ dinh dưỡng đẩy lùi sốt xuất huyết

– Thực phẩm giàu đạm:

Chất đạm rất quan trọng, nó giúp ta duy trì cơ thể khỏe mạnh, tái tạo và phục hồi tế bào, mô, chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn. 

Các thực phẩm giàu đạm sẽ thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục của người bệnh và bổ sung nguồn năng lượng, dinh dưỡng đầy đủ. Đạm có nhiều trong trứng, cá, thịt, sữa và các thực phẩm làm từ sữa,…. 

Trên đây là một số thực phẩm cần thiết cho người bị sốt xuất huyết. Tuy nhiên chúng ta cũng nên hạn chế ăn những đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn nhanh sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm và lâu hồi phục.

 

3. Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết?

Khi nào thì biết khỏi sốt xuất huyết

Sau khi vượt qua giai đoạn nguy hiểm, khoảng 2-3 ngày sau khi sốt, người bệnh cảm thấy bớt mệt, đi tiểu nhiều, hết phát ban… là đã hồi phục

Nhiều người cho rằng, chỉ cần hạ sốt hay hết sốt là đã khỏi bệnh nhưng đó mới chỉ là khởi đầu để bước vào giai đoạn nguy hiểm. Sau giai đoạn nguy hiểm này mới là giai đoạn hồi phục. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu cho thấy bạn đã khỏi sốt xuất huyết : 

  • Cơ thể đã bớt mệt mỏi: ở giai đoạn nguy hiểm, mặc dù người bệnh không bị sốt cao nhưng vẫn còn rất mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn. Vì vậy, sau khoảng mấy ngày, khi thấy cơ thể bớt mệt mỏi hơn, ăn uống ngon miệng hơn thì tức là người bệnh đang dần hồi phục.
  • Không có nốt phát ban mới xuất hiện: Khi ở giai đoạn sốt, người bệnh sẽ liên tục nổi các nốt phát ban trên da. Nếu thấy các nốt ban mới không xuất hiện thêm nữa thì đó là dấu hiệu bệnh đang hồi phục.
  • Tiểu tiện nhiều hơn: Khi bị sốt, cơ thể sẽ bị mất nước nghiêm trọng nên bệnh nhân thường đi tiểu rất ít. Vì vậy sau khoảng 5 – 7 ngày điều trị mà bản thân đi tiểu nhiều hơn thì có nghĩa cơ thể đã không còn mất nước và đang bước sang giai đoạn hồi phục.
  • Nốt xuất huyết mờ dần: các nốt ban không mọc thêm và bắt đầu mờ dần, bớt ngứa ngáy là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang phục hồi rất tốt và sắp khỏi bệnh.

Tùy thuộc vào cách chăm sóc và thể trạng của mỗi người mà người bị sốt xuất huyết nhanh thì sẽ khỏi trong vòng 7 – 10 ngày.

 

4. TheCi – Xịt đuổi muỗi từ tinh dầu cho cả gia đình

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Dengue gây ra và có thể thành dịch vào những thời điểm nhất định trong năm, khi muỗi sinh sôi nhiều. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, biện pháp phòng bệnh tốt và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng/ bọ gậy ở môi trường sống và bảo vệ bản thân khỏi muỗi đốt. 

Xịt đuổi muỗi từ tinh dầu thiên nhiên TheCi là sự lựa chọn tuyệt vời an toàn cho cả trẻ nhỏ và gia đình. Sản phẩm có thành phần chính là Tinh dầu Bạch đàn chanh. Đây là tinh dầu có tác dụng mạnh nhất trong nhóm những tinh dầu có công dụng xua đuổi muỗi và côn trùng được Mỹ kiểm định và khuyên dùng trên thế giới.

Xịt đuổi muỗi và côn trùng TheCi giúp đuổi các loại muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết

TheCi không chỉ giúp bảo vệ làn da bạn khỏi sự tấn công của muỗi và côn trùng mà còn giúp dưỡng ẩm da và làm dịu vết đốt khi bị muỗi, côn trùng cắn. Ngoài ra, Xịt đuổi muỗi và côn trùng TheCi còn có những ưu điểm vượt trội sau đây: 

  • Thời gian bảo vệ da khỏi·muỗi và côn trùng cắn từ 5h – 8h.
  • Không gây cảm giác nóng rát, kích ứng. 
  • Tạo cảm giác mát lạnh ngay khi dùng.
  • Nguyên liệu thiên nhiên, không biến đổi gen, thân thiện với môi trường, hệ sinh thái.
  • Không chứa DEET.
  • Có thể chống lại những loài muỗi mang virus nguy hiểm nhất.
  • Mùi hương dễ chịu, dịu nhẹ, thơm mát.
  • An toàn cho trẻ từ 3 tháng tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú. 

Cách dùng Xịt đuổi muỗi TheCi vô cùng đơn giản:

– Xịt một lớp mỏng lên vùng da và thoa đều hoặc xịt trực tiếp vào quần áo.

– Đối với vùng da mặt, cổ và da trẻ em: Xịt vào lòng bàn tay rồi xoa đều lên vùng da.

mua ngay

Xịt đuổi muỗi và côn trùng TheCi có thể sử dụng hàng ngày, là sản phẩm không thể thiếu đối với trẻ nhỏ và người lớn trong gia đình. Nên sử dụng xịt đuổi muỗi hàng ngày, nhất là những lúc đi học, đi chơi, đi dã ngoại, leo núi để ngăn chặn muỗi tấn công, bảo vệ sức khỏe, đẩy lùi sốt xuất huyết cho bé và cả gia đình nhé !!

TheCi – Sản phẩm của Công ty TNHH Tập Đoàn Tân Dược Phát

Fanpage: https://www.facebook.com/theci.vn

3
Thông tin hữu ích
Mua online, giao hàng toàn quốc

Freeship khi mua từ 2 sản phẩm. Đặt hàng ngay!