Tập ăn dặm cho trẻ đúng cách, mẹ đã biết chưa? 

Khi trẻ sơ sinh bước vào giai đoạn ăn dặm, các bậc cha mẹ thường lo lắng về cách tập ăn dặm cho trẻ đúng cách. Việc này không chỉ quan trọng để đảm bảo dinh dưỡng mà còn giúp hình thành thói quen ăn uống tốt sau này. Dưới đây là một số thông tin chi tiết để giúp cho cha mẹ có thể biết cách tập ăn dặm cho trẻ đúng cách. 

Tập ăn dặm cho trẻ đúng cách
Tập ăn dặm cho trẻ đúng cách

Khi nào nên bắt đầu tập ăn dặm cho trẻ?

Thời điểm lý tưởng để bắt đầu ăn dặm:

  • Khoảng 6 tháng tuổi: Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng và các tổ chức y tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo rằng thời điểm lý tưởng để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là vào khoảng 6 tháng tuổi. Đây là giai đoạn mà sữa mẹ hoặc sữa công thức không còn đủ đáp ứng tất cả nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
  • Dấu hiệu sẵn sàng của trẻ: Ngoài việc dựa vào độ tuổi, phụ huynh cũng nên quan sát các dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm, bao gồm:
  • Trẻ có thể ngồi vững khi được hỗ trợ.
  • Trẻ có thể kiểm soát đầu và cổ tốt.
  • Trẻ tỏ ra hứng thú với thức ăn, thường nhìn hoặc với lấy thức ăn khi thấy người lớn ăn.
  • Trẻ có thể mở miệng khi được đưa thức ăn tới và có phản xạ nhai.
Khi nào nên tập ăn dặm cho trẻ

Mẹ chuẩn bị gì cho quá trình tập ăn dặm cho trẻ?

Dụng cụ cần thiết

  • Muỗng nhỏ và mềm: Dùng muỗng nhỏ, bằng nhựa hoặc silicon để tránh làm đau nướu của trẻ.
  • Chén ăn: Sử dụng chén nhựa không có cạnh sắc để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Ghế ăn dặm: Ghế ăn dặm với dây đai an toàn để đảm bảo trẻ ngồi vững và an toàn khi ăn.
Mẹ nên chuẩn bị gì để tập ăn dặm cho trẻ
Mẹ nên chuẩn bị gì để tập ăn dặm cho trẻ

Chuẩn bị tâm lý

  • Kiên nhẫn và bình tĩnh: Quá trình ăn dặm là một trải nghiệm mới đối với trẻ, vì vậy sự kiên nhẫn của cha mẹ là vô cùng quan trọng.
  • Tạo môi trường thoải mái: Cho trẻ ăn trong một không gian yên tĩnh, không bị phân tâm bởi TV hay đồ chơi.

Chọn lựa thực phẩm đầu tiên

Bữa ăn dặm đầu đời của con, mẹ nên chuẩn bị các loại bột rau củ pha sẵn hay là bột ngọt cho bé vì trẻ nhỏ tập ăn dặm chưa có đủ răng, cũng như hệ tiêu hoá chưa ổn định. Các loại bột rau củ đó có thể là nột khoai lang, cà rốt, bí đỏ… Đây đều là những loại rau củ tốt vì giúp dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng cho một trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, bắt đầu với bột ngũ cốc dành cho trẻ, có thể pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức để trẻ dễ dàng chấp nhận. Bột ngũ cốc cũng là một sự lựa chọn rất hợp lý cho con đổi khẩu vị. 

Tập ăn dặm cho trẻ đúng cách

Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

Thời gian đầu cho bé ăn dặm, cha mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một. 1 – 3 bữa đầu tiên có thể cho trẻ ăn từ 5 – 10ml thức ăn. Tăng lượng ăn dần dần để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen và thích nghi với một loại thức ăn mới không phải sữa mẹ.

Cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày. Khi trẻ đã quen dần có thể tăng lên 2 bữa/ngày và thêm bữa phụ như hoa quả, sữa chua, váng sữa…

Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

Cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặc

Nên cho trẻ ăn bột loãng từ 2 – 3 ngày sau đó tăng dần độ đặc lên. Tăng độ thô dần dần, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát… để trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn.

Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt vì lúc này trẻ chưa mọc răng hoặc mọc rất ít răng.

Chế biến đồ ăn dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh

Thời gian đầu trẻ tập ăn chỉ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo và các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, từ 9 – 11 tháng cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm: gạo; thịt, trứng; cá, tôm, cua; rau, củ và dầu hoặc mỡ… Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ mau lớn, phát triển khỏe mạnh hơn.

Khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ, cần lựa chọn các loại thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất nên sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng vì hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt, rất dễ bị vi khuẩn tấn công.

Theo dõi sức khoẻ và phản ứng của trẻ

  • Phát ban hoặc nổi mẩn đỏ: Theo dõi các dấu hiệu như phát ban quanh miệng hoặc trên cơ thể. Trẻ em rất nhạy cảm, rất có thể một số thành phần, đồ ăn sẽ không phù hợp với trẻ khiến trẻ bị dị ứng.
  • Khó thở hoặc nôn mửa: Nếu trẻ có biểu hiện khó thở, nôn mửa, hoặc tiêu chảy sau khi ăn một loại thực phẩm mới, phụ huynh cần ngừng cho bé ăn và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Cân nặng: Theo dõi cân nặng của trẻ để đảm bảo trẻ tăng cân đều đặn, sức khỏe ổn định 
  • Phát triển kỹ năng vận động: Quá trình ăn dặm cũng là cơ hội để trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Từ đó, phát triển kỹ năng vận động như cầm nắm, đưa thức ăn vào miệng.
Theo dõi sức khoẻ và phản ứng của trẻ

Các trẻ từ 6 tháng tuổi khi bắt đầu ăn dặm thì đó cũng là lúc những chiếc răng đầu tiên mọc lên. Dù trong giai đoạn này răng của bé sẽ vẫn còn nhỏ nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách và kịp thời sẽ dẫn đến bé gặp nhiều trở ngại trong việc nói và nhai. Đặc biệt khi đã tập ăn dặm cho trẻ, các mảng bám của thức ăn sẽ khiến răng trẻ bị ảnh hưởng. Vì vậy, cha mẹ nên tập đánh răng cho bé ngay từ khi bé mọc chiếc răng đầu tiên nhé! 

Khuyến khích phụ huynh sử dụng kem đánh răng theCi cho bé. Kem đánh răng theCi đến từ thương hiệu uy tín của Việt Nam, 100% thành phần có trong kem đánh răng theCi đều là thành phần thiên nhiên, an toàn, dịu nhẹ, không chứa flour… giúp làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa sâu răng cho trẻ. Vị dâu trong kem đánh răng theCi còn có thể tạo cho trẻ có thêm hứng khởi trong việc bảo vệ răng miệng từ bé.   

kem đánh răng theCi

Xem thêm: Kem đánh răng nuốt được cho trẻ theCi

Những lưu ý cho mẹ khi tập ăn dặm cho trẻ 

  • Để bé ngồi vào ghế ăn cao dành riêng cho trẻ vào mỗi giờ ăn
  • Trải tờ báo hoặc tấm nilon ở dưới ghế ăn của bé và chuẩn bị một cái khăn lau chùi
  • Đưa bé thìa nhựa để tự xúc ăn
  • Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo thời gian
  • Quan sát dấu hiệu đói hay đã no, ngon miệng hay không hứng thú với thức ăn đặc cho trẻ
  • Không cho bé dưới 12 tháng tuổi uống các loại nước khác ngoại trừ sữa và nước đun sôi kỹ để nguội
  • Không cho trẻ ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn
  • Ngồi cạnh bé trong khi ăn, trò chuyện, giới thiệu với con về đồ ăn đang dùng
  • Không thêm muối và đường vào thức ăn đặc cho trẻ để tránh tạo thói quen cần gia vị và chán ăn nhạt của con. Có thể nêm phô mai vào bột/cháo cho trẻ để tăng cường vị mặn, béo mà không dẫn đến thừa natri
  • Kiên nhẫn với “bãi chiến trường” khi để bé tự ăn dặm, khuyến khích con tự khám phá và học hỏi kỹ năng ăn
  • Không để trẻ dưới 3 tuổi ăn những thức ăn cứng như cà rốt sống, các loại hạt, thịt hoặc cá có nhiều xương nhỏ
  • Luôn giám sát bé để kịp thời ứng phó với hiện tượng sặc thức ăn.
Những lưu ý khi tập ăn dặm cho trẻ

Kết luận 

Việc tập ăn dặm cho trẻ là một bước quan trọng và đầy thử thách trong hành trình phát triển của bé. Bằng cách chọn lựa thực phẩm phù hợp, tạo môi trường ăn uống thoải mái, khuyến khích tính tự lập và kiên nhẫn theo dõi phản ứng của trẻ, cha mẹ có thể giúp con mình vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng và hiệu quả.

Hãy nhớ rằng, mỗi trẻ là một cá thể duy nhất, vì vậy việc tìm ra phương pháp và thời gian ăn dặm phù hợp là rất quan trọng. Với sự quan tâm và kiên nhẫn từ cha mẹ, trẻ sẽ phát triển thói quen ăn uống lành mạnh và có một khởi đầu tốt đẹp cho hành trình dinh dưỡng sau này.

Nếu có bất kỳ khó khăn nào, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho trẻ.

3
Thông tin hữu ích
Mua online, giao hàng toàn quốc

Freeship khi mua từ 2 sản phẩm. Đặt hàng ngay!