Trẻ bị muỗi đốt là một trong những vấn đề phổ biến thường xuyên gặp phải, đặc biệt là những đứa trẻ ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vết muỗi đốt không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây truyền các bệnh nguy hiểm.
Theo dõi bài viết dưới đây để biết được 5 loại bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nếu chẳng may bị muỗi đốt, từ đó có được cách phòng cũng như chữa trị kịp thời cho trẻ.
Tại sao trẻ bị muỗi đốt thường xuyên?
Trẻ em thường xuyên bị muỗi đốt hơn người lớn vì một số lý do liên quan đến đặc điểm sinh học, hành vi và môi trường sống. Dưới đây là những nguyên nhân chính giải thích vì sao trẻ em dễ bị muỗi đốt hơn:
- Da trẻ em mỏng manh và nhạy cảm hơn
- Hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn
- Trên da của trẻ có nhiều vi khuẩn tự nhiên trú ngụ khi ra nhiều mồ hôi, mùi cơ thể thu hút muỗi
- Những trẻ có nhóm máu O hay bị muỗi đốt hơn
- Hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn
- Trẻ em thường xuyên hoạt động động ngoài trời, dưới bóng râm – nơi muỗi ẩn nấp
- Trẻ em hay mang quần áo ngắn, không bảo vệ, quần áo tối màu
Vết đốt của muỗi có để lại sẹo cho trẻ?
Muỗi cắn có trẻ đỏ ít rồi hết nhưng cũng có trẻ đỏ nhiều, con ngứa, gãi, khiến vùng da bị trầy, xước tạo cơ hội cho các virus, vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng da và thành sẹo.
Với làn da mỏng manh của bé, nếu bị muỗi chích tùy từng mức độ nặng, nhẹ mà sẽ biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào cơ địa từng trẻ và loại muỗi truyền bệnh.
Muỗi là một trong những vật truyền nhiễm có thể gây ra rất nhiều bệnh dịch trong đó có bệnh sốt xuất huyết là nguy hiểm và dễ lây lan hàng đầu hiện nay.
Trẻ bị muỗi cắn có thể đỏ ít rồi hết nhưng cũng có thể đỏ nhiều do cơ địa của bé dị ứng với nước miếng (dịch tiết) của muỗi.
5 Loại bệnh nguy hiểm khi trẻ bị muỗi đốt
Muỗi là tác nhân truyền nhiễm nhiều loại bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Dưới đây là 5 loại bệnh nguy hiểm mà trẻ bị muỗi đốt có thể mắc phải:
Sốt xuất huyết (Dengue Fever):
- Nguyên nhân: Do virus Dengue, truyền qua muỗi Aedes aegypti.
- Triệu chứng: Sốt cao đột ngột, quấy khóc, khó chịu, biếng ăn, phát ban, đôi khi xuất huyết dưới da. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao hơn bị biến chứng nặng như sốc Dengue và xuất huyết nặng.
Sốt rét (Malaria):
- Nguyên nhân: Do ký sinh trùng Plasmodium, truyền qua muỗi Anopheles.
- Triệu chứng: Sốt cao, rét run, nôn mửa, biếng ăn, thiếu máu, vàng da. Sốt rét có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm não Nhật Bản (Japanese Encephalitis):
- Nguyên nhân: Do virus viêm não Nhật Bản (JEV), truyền qua muỗi Culex.
- Triệu chứng: Sốt cao, nôn mửa, co giật, quấy khóc không ngừng, mất ý thức. Bệnh có thể gây tổn thương não lâu dài hoặc tử vong.
Nhiễm Virus Zika:
- Nguyên nhân: Do virus Zika, truyền qua muỗi Aedes.
- Triệu chứng: Trẻ sơ sinh bị nhiễm Zika có thể có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, nhưng nhiễm virus trong thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng như đầu nhỏ (microcephaly) và các vấn đề phát triển thần kinh.
Sốt vàng (Yellow Fever):
- Nguyên nhân: Do virus sốt vàng, truyền qua muỗi Aedes và Haemagogus.
- Triệu chứng: Sốt, ớn lạnh, đau đầu,mệt mỏi, trẻ quấy khóc. Trường hợp nặng có thể gây vàng da, chảy máu và suy đa tạng.
Việc phòng ngừa muỗi đốt là cách hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm này. Bên cạnh đó, việc tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin có sẵn cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Bố mẹ cần lưu ý những gì nếu trẻ bị muỗi đốt?
- Khi bị muỗi đốt, bé càng gãi sẽ càng đỏ. Vì vậy bố mẹ cần cắt móng tay cho con. Nên mặc quần hoặc áo dài tay để lỡ nếu bé có ngứa và gãi cũng sẽ gãi qua lớp vải, hạn chế gây xước da.
- Không bôi dầu gió vào nốt muỗi đốt vì dầu gió nóng có thể càng làm đỏ hơn, làm phồng da bọng nước.
- Nốt muỗi cắn đỏ nhiều khiến con khó chịu muốn gãi thì có thể chườm mát. Bố mẹ nhớ không lấy đá chườm trực tiếp trên da bé vì như thế có thể gây bỏng lạnh (bỏng thì có hai loại là bỏng nóng và bỏng lạnh). Vì vậy, hãy lấy một miếng vải bọc bên ngoài sau đó hãy chườm lên da cho trẻ.
- Cần lưu ý khi bôi bất kỳ một loại thuốc nào lên da của trẻ, một số loại kem giữ ẩm, kem bôi da có chứa chất Corticoid liều cao sẽ không tốt cho trẻ. Bố mẹ cần tìm hiểu kĩ các thành phần có trong sản phẩm của con để bảo đảm an toàn cho con.
- Đặc biệt khi bé lỡ gãi các nốt muỗi đốt làm xước da, lúc này phụ huynh không nên tự ý bôi bất kỳ loại thuốc nào nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ vì có thể dễ gây nhiễm trùng da nguy hiểm cho bé.
Nếu trẻ không khó chịu hãy để yên đừng tự ý bôi lung tung vào vết muỗi cắn. Nếu vết muỗi cắn đỏ nhiều khiến trẻ khó chịu hãy cho con đi thăm khám bác sĩ để bé được kiểm tra và sử dụng đúng thuốc, an toàn nhất cho sức khỏe của con.
Xịt đuổi muỗi và côn trùng khuyên dùng cho trẻ
Các sản phẩm xịt đuổi muỗi cho bé đã không còn xa lạ đối với mỗi gia đình. Tuy nhiên, khi lựa chọn xịt đuổi muỗi cho bé, quan trọng nhất là phải đảm bảo rằng sản phẩm là an toàn và phù hợp cho lứa tuổi cũng như làn da của trẻ.
Xịt đuổi muỗi và côn trùng cho bé theCi là sản phẩm đến từ thương hiệu không mấy mới mẻ đối với các bà mẹ có con nhỏ. TheCi là thương hiệu đến từ Việt Nam, được chính người Việt tâm huyết nghiên cứu khi hiểu được nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh đang có con nhỏ. TheCi nổi tiếng với sản phẩm xịt đuổi muỗi và côn trùng, thanh lăn muỗi đốt, tinh dầu tràm gió cùng với đó là các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho bé như: sữa tắm gội theCi cho bé, kem dưỡng da hay kem hăm cho bé, … Và tất cả sản phẩm nhà theCi luôn đảm bảo an toàn khi các thành phần đều thuần chay và được công khai minh bạch với người dùng.
Xem thêm: Sữa tắm gội theCi dịu nhẹ, an toàn cho làn da nhạy cảm của bé
Xem thêm: Thanh lăn muỗi đốt theCi: giải pháp cho bé khi bị muỗi đốt
Xịt đuổi muỗi và côn trùng theCi
- Xuất xứ: Việt Nam
- Dung tích: 50ml / chai
- Thành phần: Tinh dầu bạch đàn chanh, Ethanol, Purified water, Vanillin…
- Đối tượng sử dụng: sử dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi và người lớn
- Hướng dẫn sử dụng: Xịt một lớp mỏng lên vùng da và thoa đều hoặc xịt trực tiếp lên quần áo. Đối với vùng da mặt, da cổ và da trẻ em, xịt vào lòng bàn tay rồi xoa lên vùng da.
- Công dụng: Mùi hương tinh dầu tự nhiên có trong xịt đuổi muỗi và côn trùng theCi giúp ngăn ngừa muỗi và côn trùng. Ngoài ra, giúp dưỡng ẩm cho da, làm dịu các vết đốt của muỗi hay côn trùng.
Khi nào cần khám bác sĩ nếu trẻ bị muỗi đốt?
Nếu con gặp một số triệu chứng sau, cha mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ ngay để kịp xử lý:
- Sau một thời gian, vùng da bị muỗi đốt bị sưng to hơn.
- Da ửng đỏ nặng xung quanh vết muỗi đốt.
- Da bị phồng rộp, hình thành có vết sưng tấy có chứa chất lỏng.
- Vết sưng bị chảy máu và chất lỏng.
- Vết muỗi đốt hình thành mủ và chảy ra ngoài.
- Sưng quanh mắt và mí khi bị muỗi đốt ở các vùng da xung quanh mắt.
- Trẻ có biểu hiện sưng tấy ở cơ cổ.
- Khó bú sữa, trẻ bị sốt và hôn mê.